Vỏ tủ điện là một trong những bộ phận không thể thiếu trong các công trình công nghiệp hay dân dụng. Vỏ tủ được dùng để làm nơi lắp đặt và bảo vệ các thiết bị đóng cắt dòng điện, thiết bị điều khiển. Không những vậy còn đảm bảo an toàn cho người dùng, trong quá trình vận hành. Vậy quy trình sản xuất vỏ tủ điện công nghiệp như thế nào? Bài viết sau đây, hãy cùng Max Electric VN tìm hiểu nhé.
Cấu tạo của vỏ tủ điện công nghiệp
Vỏ tủ điện công nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với các thiết bị điện. Vậy nó được cấu tạo từ những thành phần nào?
- Vỏ tủ điện công nghiệp gồm có hai thành phần chính. Ngoài vỏ còn có các thiết bị điện bên trong. Để đảm bảo độ bền cao khi dùng cùng khả năng cách ly với các thiết bị điện. Vỏ tủ thường được làm từ các chất liệu có khả năng chống hoen gỉ và cách điện tốt. Hiện nay tùy vào mục đích sử dụng, tủ điện sẽ có hình chữ nhật hoặc hình vuông. Đi cùng đó là các kích thước khác nhau, đáp ứng nhu cầu lắp đặt.
Sử dụng vỏ tủ điện công nghiệp mang đến lợi thế gì?
Hiện nay vỏ tủ điện công nghiệp được sử dụng rất rộng rãi trong các nhà máy, xí nghiệp… Vậy vỏ tủ điện công nghiệp mang đến lợi thế gì khi dùng? Nếu bạn đang băn khoăn vì điều này, hãy đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây nhé.
- Vỏ tủ điện công nghiệp có ưu điểm giúp bạn dễ dàng sắp xếp các thiết bị điện bên trong một cách hợp lý. Nhờ đó sẽ không gặp khó khăn trong việc bảo trì hay sửa chữa.
- Không những vậy, vỏ tủ điện công nghiệp còn giúp đảm bảo sự an toàn cho các thiết bị điện trước các yếu tố tác động như môi trường, nhiệt độ hay mưa, nắng.
- Vỏ tủ điện công nghiệp còn đảm bảo an toàn cho người dùng.
- Sử dụng vỏ tủ điện công nghiệp còn có chức năng hỗ trợ đóng /cắt nguồn điện. Nếu không may có sự cố quá tải xảy ra. Đó chính là một trong những lý do các loại vỏ tủ điện hiện nay lại được sử dụng rất rộng rãi.
Quy trình sản xuất vỏ tủ điện công nghiệp bạn không nên bỏ qua
Vỏ tủ điện công nghiệp được sản xuất như thế nào? Nếu bạn lo lắng về chất lượng của vỏ tủ điện, hãy tiếp tục theo dõi các bước trong quá trình sản xuất vỏ tủ điện sau đây nhé.
- Bước 1: Lựa chọn tôn có kích thước phù hợp và tiến hành cắt theo quy cách
- Bước 2: Chúng ta sẽ tiến hành đột lỗ trên máy đột tay hay có thể là máy đột CNC
- Bước 3: Mài nhẵn các lỗ làm sạch bavia
- Bước 4: Chấn định hình
- Bước 5: Tiến hành hàn ghép và vệ sinh lại mối hàn
- Bước 6: Sử dụng dung dịch xút để tẩy dầu mỡ
- Bước 7: Sử dụng dung dịch acid để tẩy gỉ
- Bước 8: Dùng hóa chất chuyên dụng để định hình bề mặt
- Bước 9: Phốt phát hóa bề mặt
- Bước 10: Tiến hành rửa nước và hong khô
- Bước 11: Phun bột sơn tĩnh điện và tiến hành sấy ở nhiệt độ từ 190 – 200 độ C trong vòng 10 phút
- Bước 12: Tiến hành lắp ráp và kiểm tra lại chất lượng sản phẩm trước khi đóng gói
Lời kết
Trên đây là các quy trình sản xuất vỏ tủ điện công nghiệp hiện nay trên thị trường. Trong quá trình sản xuất, nếu một trong các bước không thực hiện đúng cách sẽ có thể ảnh hưởng đến chất lượng của vỏ tủ. Cho nên, bạn hãy lưu ý các bước chúng tôi đã chia sẻ ở trên nhé. Hiện nay có rất nhiều đơn vị nhận cung cấp vỏ tủ điện công nghiệp. Do đó nếu bạn muốn mua đúng vỏ tủ điện chất lượng tốt, giá rẻ hãy đến ngay Max Electric VN nhé.